Vận chuyển hàng hóa là một trong những phần nhỏ của vận chuyển. Đây chính là hình thức di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng ở một địa điểm nào đó đến nơi nhận hàng ở địa điểm khác. Thông thường các doanh nghiệp sẽ không tự mình làm việc này mà sẽ nhờ đến các công ty vận chuyển để sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa với sự ký hợp đồng vận chuyển giữa hai bên nhận gởi. Hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau nhưng luôn đảm bảo phải được an toàn và đến đúng nơi thỏa thuận. Hàng hóa tiêu dùng được đưa đến các trung tâm mua bán, các đại lý…Nguyên vật liệu sản xuất được được khai thác và vận chuyển từ vùng nguyên liệu đến nơi địa điểm sản xuất… Tất cả các hoạt động này đều có liên quan đến vận chuyển hàng hóa.
Vận chuyển hàng hóa cũng là công việc quan trọng với những người buôn bán nhỏ lẻ, nhưng thay vì dùng tàu, máy bay… họ sẽ sử dụng xe máy, xe tải nhỏ làm phương tiện vận chuyển chính.
Có thể thấy vận chuyển hàng hóa là một trong những hoạt động trọng yếu giúp hàng hóa được phân phối và lưu thông. Nếu ví nền kinh tế là một cơ thể sống, thì các hệ thống giao thông sẽ là huyết mạch và vận chuyển hàng hóa chính là quá trình đưa các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi các tế bào. Nếu không có quá trình này cơ thể sống, tức là nền kinh tế sẽ bị kiệt quệ và không thể phát triển
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa. Trong quá trình này có nhiều đối tượng tham gia, phổ biến bao gồm:
- Người mua hàng (buyer): người mua đứng tên trong hợp đồng thương mại và trả tiền mua hàng.
- Người bán hàng (seller): người bán hàng trong hợp đồng thương mại
- Người gửi hàng (consignor): người gửi hàng, ký hợp đồng vận tải với Người giao nhận vận tải
- Người nhận hàng (consignee): người có quyền nhận hàng hóa
- Người gửi hàng (shipper): người gửi hàng trực tiếp ký hợp đồng với bên vận tải.
- Người vận tải, hay người chuyên chở (carrier): vận chuyển hàng từ điểm giao đến điểm nhận theo hợp đồng vận chuyển.
- Người giao nhận vận tải: Người trung gian thu xếp hoạt động vận chuyển, nhưng đứng tên người gửi hàng (shipper) trong hợp đồng với người vận tải.
Sự khác nhau giữa consignor và shipper: hai từ này đều có nghĩa là người gửi hàng, và về cơ bản có nghĩa tương tự nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì người ta thường dùng từ consignor chứ không phải là shipper, và ngược lại. Chẳng hạn trong mẫu vận đơn FBL của FIATA, người gửi hàng là “consignor”, còn trên vận đơn của hãng tàu chợ, người gửi hàng thường là “shipper”